Vào tháng 5 năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định được chờ đợi từ lâu (Quyết định 500), phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực quốc gia được gọi chung là ("QH 8"). Quyết định 500 có hiệu lực từ ngày 15 tháng 5 năm 2023 và có thời gian quy hoạch 27 năm (cho giai đoạn 2023 đến 2050). Quyết định 500 quy định các chính sách chung phát triển ngành năng lượng, mục tiêu, quy hoạch phát triển đường dây tải điện, nhà máy điện, kế hoạch sử dụng đất và danh mục các dự án quan trọng. Quyết định 500 cũng quy định một lộ trình chung để thực hiện QH8 . Ngày 01/4/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành thêm Quyết định 262 phê duyệt Kế hoạch thực hiện QH8 ("Kế Hoạch").
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tính đến năm 2020, tổng công suất lắp đặt của ngành phát điện đã đạt 69.340 MW.1 Ước tính trong giai đoạn 2023-2050, GDP bình quân của Việt Nam sẽ đạt 6,5%-7,5%. Để đáp ứng tăng trưởng GDP như dự kiến tại QH8, Việt Nam cần tăng gấp đôi công suất hiện tại của ngành điện, đạt mức công suất 150.500 MW vào năm 20302. Việt Nam còn năm (5) năm kể từ nay đến năm 2030 để tăng gấp đôi công suất hiện tại. Thời gian là một yếu có có tính cấp bách để đạt được mục tiêu này. Nhiệm vụ đòi hỏi nỗ lực lớn từ tất cả các bên liên quan (ví dụ: chủ đầu tư, cơ quan quản lý, EVN, PVN, Vinacomin, chính quyền địa phương, v.v.).
Tổng công suất sẽ được tăng sau năm 2031 và có thể đạt mức 490.530MW - 573.000 MW vào năm 2050. Dưới đây là bảng mô tả tổng công suất dự kiến của ngành điện theo giai đoạn và theo nguồn năng lượng (bao gồm cả nhà máy nhiệt điện than):
Số thứ tự |
Nguồn năng lượng |
2020 |
2030 |
2050 |
Công suất (MW) |
Công suất (MW) |
Khả năng (MW) |
||
1 |
Nhà máy thủy điện |
20.993 |
29.346 |
36.016 |
2 |
Nhà máy nhiệt điện than |
21.383 |
30.1273 |
04 |
3 |
Nhà máy nhiệt điện khí trong nước |
9.025 |
14.930 |
- |
Nhà máy điện chạy bằng năng lượng đốt amoniac |
- |
- |
25.632 |
|
Các nhà máy điện được chuyển đổi qua nhiên liệu chỉ chạy bằng khí hydro |
- |
- |
7.030 |
|
Các nhà máy điện được chuyển đổi qua nhiên liệu chạy bằng khí hydro và LNG |
- |
- |
4.500 |
|
Nhà máy điện chuyển đổi LNG |
- |
- |
7.900 |
|
4 |
Nhà máy điện LNG5 |
- |
22.400 |
- |
5 |
Dự án điện gió trên bờ |
538 |
21.880 |
60.050 |
6 |
Dự án điện gió ngoài khơi |
- |
6.000 |
70.000 |
7 |
Dự án điện mặt trời |
16.506 |
12.8366 |
168.594 |
8 |
Các dự án sinh khối và đốt rác thành năng lượng |
- |
2.270 |
6.015 |
9 |
Đồng phát nhiệt và điện |
- |
2.700 |
4.500 |
10 |
Nguồn linh hoạt |
- |
300 |
30.900 |
11 |
Thủy điện tích tụ bơm |
- |
2.400 |
- |
12 |
Lưu trữ pin |
- |
300 |
- |
13 |
Lưu trữ năng lượng |
- |
- |
30.650 |
14 |
Điện nhập khẩu |
572 |
5.0007 |
11.042 |
15 |
Khác |
325 |
- |
- |
Tổng cộng |
69.3428 |
150.4899 |
490.52910 |
Đến nay, khoảng 30 nhà máy nhiệt điện than đã được xây dựng và đang hoạt động. Dưới đây là bảng danh sách và tình trạng các nhà máy nhiệt điện than theo Kế Hoạch.
Số thứ tự |
Dự án |
Công suất (MW) |
Tỉnh/Thành phố |
Năm hoạt động |
Ghi chú |
1 |
Nhà máy Nhiệt điện Vân Phong 1 |
1.432 |
Khánh Hòa |
2024 |
|
2 |
Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng II |
1.330 |
Hà Tĩnh |
2025-2026 |
|
3 |
Nhà máy Nhiệt điện Nà Dương II |
110 |
Lạng Sơn |
2026 |
Chuẩn bị xây dựng |
4 |
Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I |
1.403 |
Quảng Bình |
2026 |
Đang được xây dựng |
5 |
An Khánh - Nhà máy Nhiệt điện Bắc Giang |
650 |
Bắc Giang |
2027 |
|
6 |
Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 |
1.200 |
Sóc Trang |
2027 |
Danh mục các dự án nhiệt điện than chậm tiến độ gặp khó khăn trong việc thay đổi cổ đông hoặc vốn:
Số thứ tự |
Dự án |
Công suất (MW) |
Tỉnh/Thành phố |
Ghi |
1 |
Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trị (*) |
1.320 |
Quảng Trị |
Bộ Công Thương đã trao đổi với các nhà đầu tư và họ đã được phép gia hạn đến tháng 6 năm 2024, tại thời điểm đó, nếu dự án chưa được triển khai, dự án sẽ bị chấm dứt. |
2 |
Nhiệt điện Công Thanh (**) |
600 |
Thanh Hóa |
|
3 |
Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I |
1.200 |
Nam Định |
|
4 |
Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân III |
1,980 |
Bình Thuận |
|
5 |
Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu II |
2,120 |
Hậu Giang |
Ghi chú:
(*) Chủ đầu tư đã xin tạm dừng dự án (theo Văn bản EGATi 277/2023), UBND tỉnh Quảng Trị ban hành Văn bản số 4009/UBND-KT ngày 09/8/2023 đề nghị chuyển đổi Nhiệt điện Quảng Trị sang nhà máy nhiệt điện khí.
(**) UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Văn bản số 19346/UBND-CN ngày 21/12/2023 đề xuất chuyển đổi nhà máy điện than Công Thanh sang nhà máy điện LNG .
Footnotes
1. Công văn số 2842/TTr-BCT ngày 14/5/2023 của Bộ Công Thương ("Thư 2842").
2. Do tăng trưởng GDP trong những năm gần đây, dự báo công suất của ngành có thể đạt 183.000MW vào năm 2030.
3. Các nhà máy nhiệt điện than không được xây dựng sẽ được thay thế bằng các dự án LNG hoặc NLTT. Tổng công suất này chưa bao gồm công suất của các dự án bị trì hoãnvà các dự án không tiếp tục đầu tư (Công Thanh, Nam Định I, Quảng Trị, Vĩnh Tân III, Sông Hậu II).
4. Việt Nam không có kế hoạch phát triển các nhà máy nhiệt điện than mới sau năm 2030.
5. Sau năm 2035, sẽ không có nhà máy điện LNG mới nào được xây thêm.
6. Công suất không bao gồm công suất của các dự án điện mặt trời mái nhà hiện có.
7. Sản lượng nhập khẩu có thể đạt 8.000MW.
8. Thống kê này được nêu trong công văn 2842 của Bộ Công Thương.
9. Tổng công suất này chưa bao gồm công suất của các dự án điện mặt trời mái nhà hiện có, NLTT cho sản xuất năng lượng mới và năng lượng xuất khẩu.
10. Công suất tối đa có thể đạt 573.000MW.
The content of this article is intended to provide a general guide to the subject matter. Specialist advice should be sought about your specific circumstances.