Nhãn hiệu sản phẩm là dấu hiệu để doanh nghiệp thu hút khách hàng nhận biết và lựa chọn sản phẩm. Đăng ký quyền bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm tại Việt Nam là điều kiện cần và đủ để sản phẩm của doanh nghiệp đi vào thị trường.

Tổng quan về nhãn hiệu

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là dấu hiệu có chức năng phân biệt sản phẩm, dịch vụ, hàng hoá cùng loại của các chủ sở hữu khác nhau. Cụ thể hơn, dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải bao gồm những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, chữ số, hình vẽ, màu sắc, hình ảnh, nhãn hàng hoặc sự kết hợp của các dấu hiệu kể trên.

Nhãn hiệu sản phẩm tại Việt Nam là gì?

Nhãn hiệu sản phẩm tại Việt Nam là những dấu hiệu được gắn lên sản phẩm, dùng để phân biệt sản phẩm của các cơ sở sản xuất hoặc kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu trên hàng hóa là nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ quyền SHTT. Khi mua hàng, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy thông tin như tên sản phẩm, tên nhà sản xuất, phân phối hoặc nhập khẩu trên mỗi sản phẩm đã được tung ra thị trường.

Ví dụ: Nhãn hiệu/ Thương hiệu HUYNDAI được gắn lên xe ô tô hoặc nhãn hiệu BLACK ROUGE sẽ được gắn lên sản phầm son môi...vv.

Phân loại nhãn hiệu

Phân loại nhãn hiệu dựa vào tính chất, chức năng của nhãn hiệu

1. Nhãn hiệu thông thường

  • Nhãn hiệu dùng cho sản phẩm (trademarks): Với mục đích cho người tiêu dùng biết người sản xuất ra những sản phẩm này là cá nhân hay tổ chức nào.
  • Nhãn hiệu dùng cho dịch vụ (service marks): Nhằm phân biệt dịch vụ cùng loại của các cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác nhau, nhãn hiệu dịch vụ sẽ được gắn vào phương tiện dịch vụ.

2. Nhãn hiệu tập thể (collective marks)

Mục đích: khẳng định quyền sở hữu dịch vụ là của các thành viên của tổ chức, chứ không phải của một cá nhân nào cả.

3. Nhãn hiệu chứng nhận (certification marks)

Là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép cá nhân, tổ chức khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chức đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, chất lượng, độ an toàn, độ chính xác, cách thức sản xuất hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu, cách thức cung cấp dịch vụ hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Ví dụ như tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000, hay ISO 9001, ISO 9002, ISO 1400 được công nhận trên toàn Thế Giới là loại nhãn hiệu chứng nhận.

4. Nhãn hiệu liên kết

Là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ. Nhãn hiệu liên kết thể hiện mối liên kết với các sản phẩm, dịch vụ với nhau, giúp người tiêu dùng yên tâm về sản phẩm, dịch vụ đó.

Ví dụ: Các dòng sản phẩm của Vingroup bao gồm: Vinfast, VinBus, Vsmart,...

Phân loại nhãn hiệu dựa vào theo mức độ nổi tiếng

Nhãn hiệu nổi tiếng  (famous marks)

Một số quốc gia phân biệt nhãn hiệu này theo hai cấp độ:

  • Nhãn hiệu nổi tiếng (well – known marks): được biết đến rộng rãi trong phạm vi quốc gia;
  • Nhãn hiệu rất nổi tiếng (famous marks): mang tính toàn cầu, được biết đến rộng rãi trên thị trường Quốc tế.

1189898a.jpg

Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm tại Việt Nam 2022

Nhãn hiệu Louis Vuitton là một nhãn hiệu rất nổi tiếng, các sản phẩm của họ được biết đến rộng rãi trên thị trường quốc tế

Phân loại nhãn hiệu dựa vào dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu thì có 3 loại nhãn hiệu:

1. Nhãn hiệu chữ:

Bao gồm các chữ cái, chữ số, từ (có nghĩa hoặc không có nghĩa), ngữ,...

2. Nhãn hiệu hình:

Bao gồm ảnh chụp, hình vẽ, hình khối (hình không gian ba chiều), biểu tượng.

3. Nhãn hiệu kết hợp:

Nhãn hiệu có sự kết hợp cả phần chữ và phần hình.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Bước 1: Soạn tờ khai và chuẩn bị hồ sơ

Tờ khai  đăng ký nhãn hiệu được quy định tại Phụ lục A Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN, người nộp đơn cần điền đầy đủ các thông tin trong tờ khai trước khi tiến hành nộp hồ sơ tại Cục bao gồm:

  • Tên, địa chỉ, số điện thoại và email của chủ đơn (sẽ là chủ sở hữu sau này)
  • Mẫu nhãn hiệu và mô tả nhãn hiệu chi tiết.
  • Đại diện của chủ đơn (nếu thông qua đại diện) trường hợp tự nộp đơn thì người đai diện ký.
  • Bảng phí và lệ  phí đăng ký nhãn hiệu
  • Danh mục sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu (đi kèm với chỉ số phân nhóm)
  • Danh sách các đồng chủ đơn, chủ sở hữu khác của đơn.
  • Liệt kê danh sách tài liệu kèm theo (uỷ quyền, tài liệu ưu tiên, công văn cho phép).
  • Cam kết và ký tên/đóng dấu.

Bước 2: Nộp hồ sơ  đăng ký nhãn hiệu sản phẩm.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu được nộp trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc thông qua các văn phòng đại diện. Sau khi được tiếp nhận, đơn sẽ được thẩm định tại Cục SHTT theo quy trình:

  • Thẩm định hình thức đơn: 1 tháng
  • Công bố đơn: 2 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ hình thức đơn.
  • Thẩm định nội dung đơn: 9 tháng kể từ ngày công bố đơn
  • Thông báo kết quả: 1 tháng

Bước 3: Nhận và trả lời ý kiến của Cục Sở hữu trí tuệ

Trong trường hợp Cục sở hữu trí tuệ gửi các thông báo, quyết định với nội dung cần trả lời hoặc làm rõ. Người nộp đơn cần chú ý thời gian để trả lời như sau:

  • Trả lời làm rõ kết quả thẩm định hình thức đơn: 01 tháng
  • Trả lời thông báo kết quả thẩm định nội dung: 03 tháng.
  • Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ: 03 tháng
  • Nếu quá thời gian nêu trên, Cục sở hữu trí tuệ có thể ra quyết định từ chối hoặc huỷ bỏ đơn đăng ký.

The content of this article is intended to provide a general guide to the subject matter. Specialist advice should be sought about your specific circumstances.