GIỚI THIỆU

Am hiểu luật và các quy định của Việt Nam liên quan đến thực phẩm có thể là một thách thức. Chính phủ dựa vào các luật chung để quy định chất lượng của hàng hóa, bao gồm thực phẩm. Bên cạnh đó, cũng có một số quy định cụ thể áp dụng đối với các sản phẩm thực phẩm. Điều này có nghĩa rằng có hai nhóm quy định – một nhóm bao gồm hàng hóa nói chung và một nhóm quy định khác bao gồm sản phẩm thực phẩm – và chúng thường chồng chéo nhau.

Các luật chính yếu về chủ đề này là Luật Chất lượng Sản phẩm, Hàng hóa1 ("LCLSPHH") và Luật An toàn Thực phẩm2 ("LATTP"). LCLSPHH quy định rằng "Nhà nước áp dụng một hệ thống thống nhất để kiểm soát chất lượng hàng hóa"3. Tuy nhiên, "trong trường hợp có các hiệp ước quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam là thành viên, có chứa các điều khoản khác với LCLSPHH, thì các điều khoản trong các hiệp ước quốc tế sẽ được áp dụng."4

LCLSPHH có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2008 và thay thế Pháp lệnh về Chất lượng Hàng hóa. LCLSPHH quy định rằng nhà sản xuất và kinh doanh phải chịu trách nhiệm về chất lượng của hàng hóa hoặc sản phẩm mà họ sản xuất hoặc kinh doanh, để đảm bảo an toàn cho con người, động vật, thực vật, tài sản và môi trường, và để nâng cao năng suất, chất lượng và tính cạnh tranh của hàng hóa và sản phẩm Việt Nam5. LCLSPHH định nghĩa thêm "hàng hóa" và "sản phẩm", trong đó chủ yếu là thực phẩm.

LATTP có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2011, thay thế Pháp lệnh về Vệ sinh và An toàn Thực phẩm. LATTP chủ yếu mô tả quyền và nghĩa vụ của các tổ chức và cá nhân liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm; các điều kiện để đảm bảo an toàn thực phẩm cho sản xuất, kinh doanh thực phẩm và xuất khẩu hoặc nhập khẩu thực phẩm; quảng cáo và ghi nhãn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm; phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về vấn đề an toàn thực phẩm.6

Luật LCLSPHH giao cho Bộ Khoa học và Công nghê ("BKHCN") chịu trách nhiệm chung đối với chất lượng hàng hóa, bao gồm thực phẩm, trong khi LATTP giao trách nhiệm về an toàn thực phẩm cho Bộ Y tế ("BYT"), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ("BNNPTNN"), và Bộ Công thương ("BCT").

THỰC PHẨM LÀ GÌ?

LATTP định nghĩa "thực phẩm" như sau: "thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm" 7. Có các định nghĩa bổ sung về các lọai thực phẩm khác nhau, bao gồm thực phẩm tươi sống, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm đã qua chiếu xạ, thức ăn đường phố và thực phẩm đóng gói sẵn.

Các định nghĩa bổ sung như sau:

"Thực phẩm tươi sống" là thực phẩm chưa qua chế biến bao gồm thịt tươi sống, trứng, cá, thuỷ hải sản, rau, củ, quả tươi và các thực phẩm khác chưa qua chế biến.8

"Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng" là thực phẩm được bổ sung vitamin, chất khoáng, chất vi lượng nhằm phòng ngừa, khắc phục sự thiếu hụt các chất đó đối với sức khỏe cộng đồng hay nhóm đối tượng cụ thể trong cộng đồng.9

"Thực phẩm chức năng" là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học. Quy định chi tiết về thực phẩm chức năng được quy định trong Thông tư số 43/2014/TT-BYT của BYT ngày 24 tháng 11 năm 2014.10

"Thực phẩm biến đổi gen" là thực phẩm có một hoặc nhiều thành phần nguyên liệu có gen bị biến đổi bằng công nghệ gen.11

"Thực phẩm đã qua chiếu xạ" là thực phẩm đã được chiếu xạ bằng nguồn phóng xạ để xử lý, ngăn ngừa sự biến chất của thực phẩm. Quy định chi tiết về thực phẩm đã qua chiếu xạ được cung cấp trong Quyết định số 3616/2004/TT-BYT của BYT ngày 14 tháng 10 năm 2004.12

"Thức ăn đường phố" là thực phẩm được chế biến dùng để ăn, uống ngay, trong thực tế được thực hiện thông qua hình thức bán rong, bày bán trên đường phố, nơi công cộng hoặc những nơi tương tự.13

"Thực phẩm đóng gói sẵn" là thực phẩm được bao gói và ghi nhãn hoàn chỉnh, sẵn sàng để bán trực tiếp cho mục đích chế biến tiếp hoặc sử dụng để ăn ngay.14

AN TOÀN THỰC PHẨM

Tất cả các cá nhân và tổ chức muốn sản xuất và kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo rằng thực phẩm của họ là an toàn. Nói cách khác, thực phẩm tuân theo các quy chuẩn kỹ thuật có liên quan và đáp ứng các yêu cầu giới hạn đối với vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hoặc thuốc thú y, kim loại nặng, chất gây ô nghiễm và các thành phần khác trong thực phẩm mà có thể gây nguy hại đến sức khỏe và tính mạng con người. Ngoài ra, tùy vào từng loại thực phẩm, thực phẩm phải tuân thủ một hay nhiều các quy định về (i) việc sử dụng chất phụ gia và chất hỗ trợ chế biến trong quá trình sản xuất và kinh doanh thực phẩm, (ii) đóng gói và ghi nhãn thực phẩm và (iii) bảo quản thực phẩm.15

Chất lượng của hàng hoá và sản phẩm được quản lý trên cơ sở các tiêu chuẩn công bố áp dụng và các quy chuẩn kỹ thuật.16 Hệ thống các tiêu chuẩn Việt Nam bao gồm tiêu chuẩn quốc gia ("TCVN") và tiêu chuẩn được áp ụng một cách tự nguyện bởi tổ chức và cá nhân ("TCCS").17 Tiêu chuẩn Việt Nam được dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế, khu vực và nước ngoài. Tiêu chuẩn Việt Nam cũng bao gồm kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, kinh nghiệm thực tế và kết quả đanh giá, kiểm định, thí nghiệm, thanh tra và kiểm tra.18

Đã có thời điểm mà tất cả hàng hóa phải "đăng ký" chất lượng. Tức là, Nhà nước yêu cầu cá nhân và tổ chức sản xuất và kinh doanh hàng phải tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng nhất định. Thực phẩm cũng không ngoại lệ. Thực phẩm phải được đăng ký với BYT. Việc đăng ký bao gồm các thông tin như: một danh sách các tiêu chuẩn mà sản phẩm thực phẩm phải tuân theo; một bảng biểu thể hiện các giai đoạn của quá trình sản xuất sản phẩm thực phẩm từ lưu trữ nguyên liệu thô cho đến giai đoạn xử lý và cuối cùng là lưu kho và vận chuyển thành phẩm; bảng nháp hay chính thức của nhãn mác; hướng dẫn và bảo hành; kết quả kiểm định cho sản phẩm thực phẩm ban hành bởi một trung tâm kiểm định được nhà nước cấp phép; và một danh sách liệt kê tất cả nguyên liệu thô được sử dụng để sản xuất sản phẩm thực phẩm, bao gồm các chất phụ gia và nguyên liệu đóng gói. Vào thời điểm đó, BYT có quyền từ chối một đơn xin đăng ký.

Tuy nhiên, theo LCLSPHH, cá nhân và tổ chức sản xuất và kinh doanh hàng hóa bao gồm thực phẩm, nay chỉ cần "công bố", thay vì "đăng ký" tiêu chuẩn riêng của họ. Theo LATTP, các nhà sản xuất và kinh doanh phải quyết định và công bố các tiêu chuẩn về thực phẩm của họ. Tức là, họ có thể tự mình quyết định tiêu chuẩn hàng hóa của họ.19 Dĩ nhiên, những tiêu chuẩn này phải thỏa mãn các quy định hiện hành theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn ngành. Như vậy, vài trò độc quyền của Nhà nước liên quan đến tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, bao gồm thực phẩm, được chuyển thành những cam kết tự nguyện của tổ chức và những cam kết này được xây dựng và phù hợp với các tiêu chuẩn riêng của họ.

Nhà sản xuất và kinh doanh thực phẩm đóng gói, chất phụ gia, các chất hỗ trợ quá trình sản xuất, nguyên liệu đóng gói, và hộp đựng thực thẩm (gọi tắt là "Sản phẩm") phải công bố rằng Sản phẩm của họ tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật liên quan. Trước đó, theo Nghị định 3820, việc công bố này phải được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, như BYT hoặc SYT trước khi việc sản xuất và kinh doanh Sản phẩm bắt đầu. Trong khi quy định này có thể được xem như một cách tiếp cận hợp lý các vấn đề về an toàn thực thẩm, thì điều này thường cản trở người sản xuất và kinh doanh trong việc đưa Sản phẩm của họ ra thị trường do có thể mất đến bốn tuần trước khi công bố được chấp nhận.

Với việc ban hành Nghị định 1521, thay thế Nghị định 38, quy trình công bố Sản phẩm đã dần được sắp xếp hợp lý. Nhà sản xuất và kinh doanh Sản phẩm22 hiện nay chỉ cần tự công bố Sản phẩm của họ trên các phương tiện thông tin đại chúng và với cơ quan chức năng phù hợp thuộc Ủy Ban Nhân dân địa phương. Việc tự công bố Sản phẩm theo Nghị định 15 khác cơ bản với việc công bố Sản phẩm theo Nghị định 38. Trong khi Nghị định 38 quy định việc công bố phải được phê duyệt từ các cơ quan chức năng, Nghị định 15 không quy định phải có sự phê duyệt này. Sau khi tự công bố Sản phẩm, các nhà sản xuất và kinh doanh có thể ngay lập tức sản xuất và/ hoặc lưu thông Sản phẩm trên thị trường. Các nhà sản xuất và kinh doanh chịu hoàn toàn trách nhiệm về sự an toàn của sản phẩm tự công bố.23 Tuy nhiên, một số Sản phẩm cần một bước đăng ký bổ sung, gọi là Đăng ký Bản Công bố Sản phẩm 24 Nghị định 15 giảm đáng kể khoảng cách giữa công bố và việc sản xuất/ kinh doanh một Sản phẩm trong khi nó vẫn đảm bảo việc các nhà sản xuất và kinh doanh phải chịu trách nhiệm với Sản phẩm phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật và quy định an toàn thực phẩm. Do vậy, Nghị định 15 đã rút ngắn cơ bản quy trình thủ tục hành chính so với Nghị định 38.

Tự công bố Sản phẩm

Hồ sơ để tự công bố Sản phẩm bao gồm bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu 01 trong Phụ lục I của Nghị định 15 và phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm hợp lệ ("Phiếu Kiểm nghiệm"). Phiếu Kiểm nghiệm phải trong thời hạn 12 tháng và được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định phù hợp với tiêu chuẩn ISO 17205. Phiếu kiểm nghiệm phải kiểm định hoặc (1) tiêu chuẩn ban hành bởi BYT tuân theo các nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp các quy định của quốc tế hoặc (ii) tiêu chuẩn an toàn theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn tương ứng quy định bởi một tổ chức hoặc cá nhân, trong trường hợp chưa có quy định từ BYT. Việc Đăng ký Bản Công bố Sản phẩm cũng đòi hỏi Phiếu Kiểm nghiệm như được đề cập dưới đây.

Hồ sơ phải được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc trên trang thông tin điện tử của nhà sản xuất hoặc kinh doanh. Sau đó, hồ sơ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo công khai trên cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm. Nếu không có cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm tại thời điểm đăng ký, hồ sơ phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban Nhân nhân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định.25 Tên của Nhà sản xuất, nhà kinh doanh và sản phẩm của họ phải được công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.

Đăng ký Bản công bố Sản phẩm

Việc đăng ký Bản công bố sản phẩm được yêu cầu đối với các sản phẩm thuộc một trong các loại dưới đây:

  1. thực phẩm bảo vệ sức khỏe26;
  2. thực phẩm dinh dưỡng y học27, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt28;
  3. sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi; và
  4. các chất phụ gia thực phẩm hỗn hợp 29có công dụng mới, và các chất phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục các chức phụ gia thực phẩm được cho phép sử dụng30 hoặc không được quy định bởi BYT.

Nhà sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thuộc loại (i) và (iv) phải đăng ký bản công bố của họ với BYT. Nhà sản xuất và kinh doanh Sản phẩm thuộc loại (ii) và (iii) phải đăng ký bản công bố của họ tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được chỉ định bởi Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh. Một bộ hồ sơ hoàn chỉnh cho việc đăng ký bản công bố sản phẩm bao gồm các tài liệu sau:

  1. Bản công bố sản phẩm theo Mẫu số 02 thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15;
  2. Giấy chứng nhận Lưu hành Tự do hoặc Giấy chứng nhận Xuất khẩu hoặc Giấy chứng nhận Y tế được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/nước xuất khẩu có nội dung bảo đảm an toàn cho người sử dụng sản phẩm hoặc cho phép việc sử dụng tự do Sản phẩm trong nước xuất xứ/nước xuất khẩu;
  3. Phiếu Kiểm nghiệm;
  4. Bằng chứng khoa học đã công bố chứng minh tác dụng của sản phẩm hoặc của công thức sản phẩm;
  5. Giấy chứng nhận đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm theo quy định của Thực hành Sản xuất Tốt ("GMP"). Một chứng nhận tương đương có thể được thay thế trong trường hợp sản phẩm là thực phẩm bảo vệ sức khỏe được nhập khẩu. Quy định này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2019; và
  6. Giấy chứng đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm, nếu sản phẩm được sản xuất trong nước.

Trong vòng 21 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đến cơ quan thẩm quyền đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe và 7 ngày đối với một số chất phụ gia thực phẩm hỗn hợp, cơ quan chức năng thẩm định hồ sơ và cấp biên nhận phù hợp.

Click here to continue reading . . .

Footnotes

* Cuốn sách này được viết và cập nhật bởi các luật sư của Russin & Vecchi. Cập nhật đến tháng 06/2022.

1. Luật số 05/2007/QH 12 được phê duyệt bởi Quốc Hội ngày 21 tháng 11, 2007 về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

2. Luật số 55/2007/QH 12 được phê duyệt bởi Quốc Hội ngày 17 tháng 6, 2010 về an toàn thức phẩm.

3. LCLSPHH, điều 68.1

4. Như trên, điều 4.3.

5. Như trên, điều 5.2.

6. LATTP, điều 1.

7. LATTP, điều 2.20.

8. Như trên, điều 2.21.

9. Như trên, điều 2.22.

10. Như trên, điều 2.23

11. Như trên, điều 2.24.

12. Như trên, điều 2.25.

13. Như trên, điều 2.26.

14. Như trên, điều 2.27.

15. LATTP, điều 10.

16. LCLSPHH, điều 5.1

17. Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn Kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 ("LTCQCKT"), điều10.

18. Như trên, điều13.

19. LATTP, điều 7.

20. Nghị định Chính phủ số 38/2012/ND-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của LATTP ("Nghị định 38"), được thay thế bởi Nghị Định 15 vào ngày 02 tháng 02 năm 2018.

21. Nghị định Chính phủ số 15/2018/ND-CP ngày 2 tháng 1, 2018, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của LATTP ("Nghị định 15"), điều 4.

22. Ngoại trừ các sản phẩm, thành phần mà được sản xuất hoặc nhập khẩu đặc biệt cho việc sản xuất, xử lý hàng hóa xuất khẩu hoặc sản phẩm trong nước bởi một tổ chức hoặc cá nhân mà không đưa vào thị trường.

23. Nghị định 15, điều 5.2.b

24. Xem "Đăng ký Bản Công bố Sản phẩm" trang 5.

25. Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 sửa đổi một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế ("Nghị định 155"), điều 3.

26. Điều 3.1 Nghị định 15 định nghĩa "sản phẩm bảo vệ sức khỏe" là sản phẩm bổ sung thêm vào chế độ ăn hàng ngày để tăng cường sức khỏe cho người sử dụng và cộng đồng.

27. Điều 3.2 Nghị định 15 định nghĩa "thực phẩm dinh hưỡng y học" là loại thực phẩm có thể ăn bằng đường miệng hoặc bằng ống xông, được chỉ định để điều chỉnh chế độ ăn của người bệnh và chỉ được sử dụng dưới sự giám sát của nhân viên y tế.

28. Điều 3.3 Nghị định 15 định nghĩa "thực phẩm cho chế độ ăn đặc biệt" là thực phẩm dùng cho người ăn kiêng, người già và các đối tượng đặc biệt khác theo quy định của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (CODEX) được chế biến hoặc phối trộn nhằm đáp ứng các yêu cầu về chế độ ăn đặc thù theo thể trạng hoặc theo tình trạng bệnh lý và các rối loạn cụ thể của người sử dụng

29. LATTP định nghĩa "phụ gia thực phẩm" là chất có hoặc không có giá trị dinh dưỡng, được chủ định thêm vào thực phẩm trong quá trình sản xuất để lưu giữ hoăc nâng cao tính chất của thực phẩm.

30. Danh sách phụ gia thực phẩm được cho phép sử dụng được cung cấp bởi Thông tư Bộ Y tế số 28/2021/TT-BYT ngày20 tháng 12 năm 2021.

The content of this article is intended to provide a general guide to the subject matter. Specialist advice should be sought about your specific circumstances.