ARTICLE
16 November 2023

Quy định chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với các mặt hàng từ Việt Nam

A
ASL Law

Contributor

ASL Law logo
ASL Law, a full-service Vietnam law firm, includes successful and talented lawyers from Vietnam and APAC. The firm is ranked as the top tier Vietnamese Law firm by Legal500, WTR, Asia Business Law Journal in providing the most practical, efficient and lawful to investors doing business in Vietnam and overseas.
Các quy định chống bán phá giá của Hoa Kỳ đã áp đặt thuế chống bán phá giá đối với các mặt hàng nhập khẩu được bán...
Worldwide International Law

Các quy định chống bán phá giá của Hoa Kỳ đã áp đặt thuế chống bán phá giá đối với các mặt hàng nhập khẩu được bán ở mức giá thấp (dưới mức giá thành cộng với lợi nhuận hợp lý hoặc giá trị thông thường hợp lý), gây tổn hại cho nhiều ngành công nghiệp tại Hoa Kỳ. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ sẽ phải chịu sự những quy định chống bán phá giá như trên.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) hiện đã khởi xướng quá trình rà soát do thay đổi hoàn cảnh (changed circumstances review) để xác định liệu Việt Nam hiện có nên được coi là nền kinh tế thị trường theo luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ hay không. DOC hiện đang tiếp nhận ý kiến của công chúng với thời hạn 30 ngày kể từ ngày công bố thông báo đính kèm trong công báo Liên bang chính thức (ngày 29 tháng 11). Kết quả cuối cùng của quá trình đánh giá này sẽ có sau 9 tháng kể từ ngày bắt đầu đánh giá (tháng 7 năm 2024).

Việt Nam hiện được coi là nền kinh tế phi thị trường vì mục đích chống bán phá giá của Hoa Kỳ. Trạng thái nền kinh tế phi thị thường sẽ dẫn đến biên độ thuế chống bán phá giá với mặt hàng nhập khẩu cao hơn và khó dự đoán hơn nhiều so với trạng thái kinh tế thị thường. Chính phủ Việt Nam hiện đang thúc đẩy mạnh mẽ các quy chế của nền kinh tế thị thường. Trên thực tế, nhiều/hầu hết các quốc gia hiện nay đã coi Việt Nam là nền kinh tế thị trường vì mục đích chống bán phá giá. Khu vực tiêu dùng tư nhân bị ảnh hưởng của Hoa Kỳ cũng có thể tác động đến quyết định này. Các vấn đề địa chính trị cũng sẽ có thể hỗ trợ vị thế kinh tế thị trường của Việt Nam khi Hoa Kỳ đang tìm kiếm sự hỗ trợ của Việt Nam cho các vấn đề với Nga và Trung Quốc.

Tình trạng nền kinh tế thị trường trên có tầm quan trọng rất lớn đối với Việt Nam không chỉ trong việc chống bán phá giá. Việt Nam hiện cũng được coi là một nền kinh tế phi thị trường theo quy định thuế đối kháng của Hoa Kỳ. Các quy định thuế đối kháng của Hoa Kỳ áp dụng thuế chống trợ cấp đối với các mặt hàng nhập khẩu được chính phủ trợ cấp và gây tổn hại cho ngành công nghiệp Hoa Kỳ. Hơn nữa, hiện nay Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu đang nỗ lực áp đặt thuế carbon đặc biệt đối với ít nhất thép nhập khẩu từ các quốc gia được coi là có nền kinh tế phi thị trường trên cơ sở các nền kinh tế phi thị trường chưa bảo vệ môi trường thực sự hiệu quả.

The content of this article is intended to provide a general guide to the subject matter. Specialist advice should be sought about your specific circumstances.

Mondaq uses cookies on this website. By using our website you agree to our use of cookies as set out in our Privacy Policy.

Learn More